Đặt làm trang chủ Thêm vào yêu thích
  • Trang chủ
  • Quay Phim
  • Bách khoa
  • Thư giãn
  • Kỹ Xảo
  • Thiết Bị
  • Đánh Giá
  • Vị trí hiện tại:Trang chủ > Quay Phim > Nhật Bản - Việt Nam hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao

    Nhật Bản - Việt Nam hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao

    Thời gian đăng:2025-05-20 10:14:49 Nguồn:VietMotechnts.info Tác giả:Kỹ Xảo

    Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao,ậtBảnViệtNamhợptácđàotạonhânlựccôngnghệ kỳ vọng giải bài toán thiếu hụt kỹ sư trong các lĩnh vực bán dẫn, AI và tự động hóa.

    Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tới thăm trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội - một trong những biểu tượng giáo dục tiêu biểu cho mối quan hệ hợp tác song phương.

    Hợp tác Việt - Nhật: Cơ hội và thách thức

    Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tới thăm trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tới thăm trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn.

    Tại sự kiện, Thủ tướng Ishiba ghi nhận những nỗ lực của trường Đại học Việt Nhật trong việc phát triển chương trình đào tạo ở các lĩnh vực then chốt như Công nghệ Kỹ thuật Chip Bán dẫn, Điều khiển Thông minh và Tự động hóa, Đổi mới và Phát triển Toàn cầu. Ông bày tỏ kỳ vọng: "Tôi mong trường sẽ tiếp tục đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam và thúc đẩy hợp tác công nghệ Việt - Nhật."

    Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

    Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

    Cam kết này cũng được tái khẳng định trong cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Ishiba và Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra cùng ngày. Thủ tướng Ishiba Shigeru nhất trí hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong ngành công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực được xem là "xương sống" của nền công nghiệp tương lai.

    Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba cùng cam kết hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghệ cao, mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Việc đẩy nhanh xây dựng các chương trình đào tạo chip bán dẫn, tự động hóa, chuyển đổi số chuẩn quốc tế, sẽ là những bước đi thiết thực.

    Đón tiếp Thủ tướng Nhật Bản đến thăm, GS.TS Lê Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - nhấn mạnh, nền tảng hợp tác lâu dài trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ tiên tiến giữa đại học và các đối tác Nhật Bản sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt trong các ngành mũi nhọn như Công nghiệp bán dẫn, Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh và Nông nghiệp Công nghệ cao, góp phần đào tạo nhân tài cho Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam.

    Áp lực hiện hữu: Thị trường lao động công nghệ Việt Nam khát nhân tài

    Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn nhân lực công nghệ cao, đặc biệt trong ngành bán dẫn, AI, tự động hóa và chuyển đổi số. Dự kiến năm 2025, chỉ riêng lĩnh vực công nghệ thông tin đã thiếu từ 150.000 - 200.000 kỹ sư.

    Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn nhân lực công nghệ cao.

    Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn nhân lực công nghệ cao.

    Trong ngành thiết kế vi mạch, nhu cầu kỹ sư đang tăng trưởng ở mức hai con số mỗi năm. Tuy nhiên, theo một đại diện doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam, nguồn cung hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực tế. "Mỗi năm, chúng tôi cần hàng trăm kỹ sư vi mạch, nhưng số lượng ứng viên đạt chuẩn còn quá ít".

    Sự thiếu hụt này không chỉ đơn thuần về số lượng, mà còn là khoảng cách lớn về kỹ năng. Các doanh nghiệp đang tìm kiếm những kỹ sư không chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn có năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy toàn cầu - những yếu tố cần được đào tạo bài bản hơn nữa trong nhiều mô hình giáo dục truyền thống tại Việt Nam.

    Các chuyên gia cho rằng, để giải bài toán thiếu hụt nhân lực công nghệ chất lượng cao, nỗ lực từ một vài trường tiên phong là chưa đủ. Chị Nguyễn Khánh Linh, chuyên gia phát triển tại Google, nhận định: "Nếu không thay đổi mô hình đào tạo trên diện rộng từ đào tạo đại trà sang đào tạo theo hướng nghiên cứu, dự án thực tế và đổi mới sáng tạo, Việt Nam sẽ lỡ nhịp trong cuộc đua công nghệ toàn cầu."

    • Bài trước:Chuyên gia hiến kế cho doanh nghiệp Việt bán hàng sang Mỹ
    • Bài sau:Chuyên gia dự báo 3 kịch bản tăng trưởng GDP với chính sách thuế quan mới của Mỹ

      Bài viết liên quan

        Bài viết đề xuất

      • Thủ môn Bùi Tiến Dũng: Cả đời tôi cũng không quên được bàn thắng này
      • 93% doanh nghiệp Việt sử dụng AI để tiếp cận khách hàng
      • Lịch chiếu phim Second Shot At Love
      • Sau 70 năm giải phóng, Hải Phòng vươn lên lọt top quy mô kinh tế dẫn đầu cả nước
      • Giá cà phê hôm nay 12/5: Thị trường ổn định
      • Nữ NSND đóng 'Thám tử Kiên': 50 tuổi chưa chồng con, vẫn được trai trẻ tán tỉnh
      • Lam Trường có con thứ 3 ở tuổi 51
      • Vì sao Vietjet dừng bán đồ lễ trong chuyến bay ra Côn Đảo?
      • Tốc độ 5G trung bình cả nước đạt kỷ lục mới
      • Vì sao Vietjet dừng bán đồ lễ trong chuyến bay ra Côn Đảo?

        Bài viết nổi bật

      • Hieuthuhai gây ‘bão mạng’ với phát ngôn liên quan khán giả xem ‘Anh trai say hi’
      • Việt Nam – Nhật Bản: Hợp lực chuyển đổi số, đồng hành phát triển xanh
      • Thế giới nhiều biến động, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
      • Vợ Lý Hải nói lý do bỏ sự nghiệp riêng, quan điểm dạy 4 con 'không giống ai'
      • Giá cà phê hôm nay 10/5: Trong nước tăng nhẹ
      • Huyền thoại tình báo Phạm Ngọc Thảo và cuộc đời giữa vòng vây kẻ thù
      • Diễn viên nhí nổi tiếng đóng 'Lật mặt 8': Tôi sẽ tạm ngừng showbiz để đi du học
      • Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Iran futsal nữ châu Á ngày 11/5 trên kênh nào?
      • Hành trình 'tìm' con của Ngô Thanh Vân: Có những lúc tuyệt vọng, suy sụp
      • OpenAI thu hồi phiên bản ChatGPT ‘nịnh bợ’
      • Bản quyền © 2025 Được cung cấp bởi Nhật Bản - Việt Nam hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao,VietMotechnts.info   Sơ đồ trang web